6 cách đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày Tết

-

Sau mỗi dịp Tết, một số trẻ rơi vào tình trạng thừa cân béo phì do ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ uống có ga hoặc sụt cân, suy dinh dưỡng do ăn uống không khoa học, gây rối loạn tiêu hóa; một số trẻ ăn ít rau quả gây táo bón… Nguyên do phổ biến là gia đình nào cũng rất nhiều đồ ăn thức uống giàu năng lượng như bánh kẹo, nước ngọt, bánh chưng, đồ ăn chiên rán, đồ chế biến sẵn cùng giờ giấc sinh hoạt đảo lộn…

1. Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho trẻ

Giữ chế độ ăn uống bình thường

6 cách đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày Tết- Ảnh 1.

Trong dịp Tết, nên duy trì cho trẻ ngày 3 bữa ăn chính và 2 bữa ăn phụ.

Trong dịp nghỉ Tết kéo dài, thói quen của con bạn có thể dễ dàng bị chệch hướng. Nếu con bạn thường ăn ba bữa một ngày và ăn nhẹ, hãy cố gắng duy trì lịch trình đó một cách nhất quán. Duy trì lịch trình ăn uống đều đặn giúp bạn tránh xa cơn đói và cho phép bạn có thời gian thưởng thức những món ăn yêu thích trong kỳ nghỉ mà không ăn quá nhiều.

Nên duy trì cho trẻ ngày 3 bữa ăn chính và 2 bữa ăn phụ. Nếu đến bữa ăn của trẻ mà không chuẩn bị kịp đồ ăn thì cho trẻ ăn các món ăn nhẹ thay bữa như bánh flan, uống sữa và các chế phẩm từ sữa, trái cây, các loại hạt, trái cây sấy, ngũ cốc… hoặc có thể cho trẻ ăn trước khi đi chơi, đi chúc tết. Đảm bảo các món ăn của trẻ phải được nấu mới, tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm và tăng cảm giác ngon miệng.

Tập trung vào khẩu phần ăn

Ăn khẩu phần nhỏ, ăn chậm và chú ý đến cơ thể. Hãy nhớ tôn trọng tín hiệu no của con bạn và ngừng ăn khi đã no nhưng vẫn cảm thấy thoải mái. Nói chuyện với con bạn về cảm giác “no” và lắng nghe các tín hiệu của cơ thể để chúng không ăn quá nhiều và trở nên khó chịu.

Tránh cho trẻ ăn quá nhiều bánh kẹo ngọt, uống nước ngọt… Việc sử dụng các thực phẩm giàu đường như bánh, kẹo, nước ngọt… hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe, có nguy cơ tăng cân ở trẻ thừa cân béo phì, với một số trẻ khác lại làm trẻ mất cảm giác ngon miệng nếu ăn gần bữa chính, có thể là nguyên nhân gây nên trẻ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng sau Tết.

Cung cấp nhiều rau củ trong bữa ăn dịp Tết

6 cách đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày Tết- Ảnh 3.

Nên chú ý bổ sung đủ rau củ quả cho trẻ trong các bữa ăn ngày Tết.

Cố gắng thay đổi món ăn, đa dạng thực phẩm và cách chế biến cho trẻ. Cho trẻ ăn những thực phẩm phù hợp với độ tuổi, dễ hấp thu và đảm bảo cân đối 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn, đó là: nhóm bột đường (cơm, cháo, phở, bún, miến, bánh mỳ….), nhóm chất đạm (thịt, cá trứng, sữa và các chế phẩm sữa…), nhóm chất béo (dầu, mỡ, bơ…) và nhóm vitamin và khoáng chất (rau củ, trái cây…). Lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ và nhiều món ăn có nguồn gốc từ thực vật có thể giúp giảm lượng calo tiêu thụ. Nên chú ý bổ sung đủ rau xanh trong các bữa ăn ngày Tết cho cả gia đình hoặc có thể thay thế bằng quả chín trong trường hợp không tiện chế biến.

Uống đủ nước

Cha mẹ đừng quên cho con uống nước, hãy chú ý cho trẻ uống đủ nước. Các con thường thích nước ngọt với hương vị dâu, chanh, táo… hơn là nước lọc. Nhưng nước ngọt sẽ khiến trẻ dễ bị đầy bụng, khó tiêu dẫn đến trẻ chán ăn. Do đó, mẹ không nên cho trẻ uống nhiều nước ngọt chỉ nên cho bé uống một vài ngụm nhỏ và bổ sung cho trẻ nước lọc, nước canh, sữa tươi hay sữa công thức vào ngày Tết để bổ sung đều đặn các dưỡng chất cho trẻ.

Tận dụng quá trình chuẩn bị thức ăn

Những ngày nghỉ Tết có thể là thời điểm hoàn hảo để cùng con bạn chuẩn bị những món ăn yêu thích của chúng. Nhờ trẻ giúp chuẩn bị bữa ăn có thể dạy chúng về những thực phẩm thay thế lành mạnh hơn. Đối với trẻ nhỏ hơn, bạn có thể nhờ trẻ dọn bàn ăn hoặc giúp chuẩn bị món salad.

Dành thời gian tổ chức sinh hoạt gia đình, vận động cơ thể

6 cách đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày Tết- Ảnh 4.

Hoạt động thể chất vào những ngày nghỉ Tết là một cách tốt để duy trì những thói quen lành mạnh cho trẻ và cả gia đình.

Thêm hoạt động thể chất vào những ngày nghỉ Tết là một cách tốt để duy trì những thói quen lành mạnh và tận hưởng khoảng thời gian vui vẻ bên nhau như một gia đình.

Vì vậy, cha mẹ hãy lưu ý việc vận động cho trẻ, vì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ:

– Thay vì cho “ăn thỏa thích” hãy cho trẻ “chạy nhảy thỏa thích”. Lên kế hoạch đi dạo quanh khu phố sau bữa ăn hoặc tham quan công viên.

– Nên đưa trẻ đến các khu vui chơi giải trí để trẻ có dịp tiêu hao năng lượng qua các trò chơi vận động.

– Đi chơi, vận động vừa phải sẽ giúp trẻ mau đói và thèm ăn; nhưng không nên đi chơi quá nhiều vì quá mệt cũng làm trẻ biếng ăn.

2. Một số thực phẩm lành mạnh cho trẻ trong dịp Tết

6 cách đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày Tết- Ảnh 5.

Cháo là một trong những món ăn lành mạnh cho trẻ.

Hãy thêm một số thực phẩm lành mạnh hơn mà con dễ thích, dễ ăn, dễ tiêu hóa vào thực đơn Tết cho con:

– Cháo là món ăn dễ thực hiện và phù hợp với nhiều lứa tuổi. Để dễ dàng chuẩn bị đồ ăn cho trẻ, cha mẹ có thể nấu sẵn cháo trắng rồi cho thêm thức ăn khi đến bữa ăn. Cháo trắng sẽ bảo quản được lâu hơn và dễ biến đổi đa dạng hơn so với cháo được nấu sẵn với thức ăn. Với trẻ ở lứa tuổi ăn dặm dưới 1 tuổi, ba mẹ chỉ cần 1 bình cháo trắng nấu đặc, một máy xay cầm tay, thêm thịt, cá, trứng, rau củ tươi, dầu mỡ sẵn có là mẹ có thể chế biến cho con được bữa ăn dặm rất cơ động ngay cả khi đưa con đi chúc Tết họ hàng. Trẻ lớn thì cháo cũng là món ăn giàu dinh dưỡng, dễ chế biến và cơ động, không tốn quá nhiều thời gian.

– Bún, phở, súp cũng là món ăn dễ làm và giàu dinh dưỡng cho trẻ. Bố mẹ có thể mua sẵn bún, phở, bánh đa khô, nước dùng có thể lấy từ nước luộc gà hoặc ninh sẵn nồi nước xương để khi nào con ngán ăn đồ Tết là có thể có những bát bún phở, súp nóng và giàu dinh dưỡng, phù hợp với nhiều lứa tuổi mà không tốn quá nhiều thời gian nấu nướng.

– Sữa và chế phẩm sữa: đây là loại thực phẩm phù hợp với trẻ nhiều lứa tuổi. Nếu đến bữa ăn mà không tiện chế biến thức ăn cho trẻ thì sữa và chế phẩm sữa như một cứu cánh rất hữu dụng. Các mẹ có thể sử dụng sữa như bữa ăn phụ hoặc có thể dùng sữa với bánh flan, ngũ cốc, các loại hạt hoặc quả sấy khô thay cho bữa chính.

– Các loại rau củ quả tươi: Rau củ tươi rất cần cho bữa ăn của trẻ, giúp trẻ tránh táo bón và bổ sung thêm các vitamin. Các loại quả chín có thể ăn hoặc ép lấy nước, mang đi cùng rất dễ dàng nếu phải di chuyển nhiều như táo, chuối, xoài, dâu tây, cherry. Hay món sữa chua Hy Lạp ít béo có thể là nguyên liệu thay thế thay cho sữa bơ.

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ theo từng giai đoạnChăm sóc dinh dưỡng cho trẻ theo từng giai đoạn

Ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, trẻ cần chế độ dinh dưỡng đặc thù để phát triển tốt nhất về thể chất và trí tuệ, số bữa ăn và lượng thức ăn trong mỗi bữa vì thế cũng cần được điều chỉnh khác nhau.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Đẩy lùi bệnh hô hấp ở trẻ nhờ ăn những thực phẩm này.

Kết Nối

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Bài Viết Phổ Biến

    Danh Mục