Bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi chuẩn theo WHO

-

Để giúp bố mẹ biết được chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi như thế nào là chuẩn, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban hành Bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi vào năm 2007. Nhờ đó, bố mẹ hoàn toàn có thể ngồi tại nhà mà vẫn biết được con mình có đang phát triển bình thường hay không. Vậy, chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ trên 10 tuổi là bao nhiêu? Bố mẹ phải làm sao khi nhận ra con mình phát triển không đạt chuẩn? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau.

bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi

Chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ trên 10 tuổi là bao nhiêu?

Quá trình phát triển chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi

Quá trình phát triển chiều cao cân nặng của trẻ từ khi 10 tuổi đến khi 18 tuổi được phân chia rõ ràng theo 3 giai đoạn. Tuy nhiên, các con số thống kê dưới đây chỉ là số liệu trung bình, có thể thay đổi tùy thuộc vào di truyền, dinh dưỡng, môi trường sống và các yếu tố khác. Cụ thể:

1. Giai đoạn tiền dậy thì (10 – 11 tuổi)

  • Chiều cao: Trẻ tăng trung bình 5.3 cm / năm đối với nam và 6.4 cm / năm đối với nữ.
  • Cân nặng: Trẻ nặng trung bình từ 31.14 – 34.6kg đối với nam và từ 31.89 – 36.16 kg đối với nữ.

Giai đoạn từ 10 – 11 tuổi là giai đoạn phát triển quan trọng, giúp bé trai cao thêm 29% và bé gái cao thêm 51% so với tổng mức tăng trưởng về chiều cao mà trẻ có thể tăng thêm sau năm 10 tuổi. Cũng trong giai đoạn này, bé gái thường có xu hướng cao vượt trội hơn so với hơn bé trai.

2. Giai đoạn dậy thì (12 – 14 tuổi)

  • Chiều cao: Trẻ tăng trung bình 7 cm / năm đối với nam và 4.3 cm / năm đối với nữ;
  • Cân nặng: Trẻ nặng trung bình từ 38.9 – 50kg đối với nam và từ 41 – 50kg đối với nữ.

Giai đoạn từ 12 – 14 tuổi là giai đoạn phát triển có thể giúp bé trai cao thêm 51% và bé gái cao thêm 43% so với tổng mức tăng trưởng về chiều cao mà trẻ có thể tăng thêm sau năm 10 tuổi. Cũng trong giai đoạn này, bé trai thường có xu hướng cao vọt lên “thần tốc”, không những bắt kịp mà còn cao hơn chiều cao của bé gái đồng trang lứa.

3. Giai đoạn sau dậy thì (15 – 19 tuổi)

  • Chiều cao: Trẻ thường đạt chiều cao tối đa của mình trong giai đoạn này. Theo đó, nam giới có thể tăng trung bình 1.875 cm / năm và nữ giới có thể tăng trung bình 0.375 cm / năm.
  • Cân nặng: Trẻ nặng trung bình từ 56.5 – 69.6kg đối với nam và từ 52.8 – 57kg đối với nữ.

Giai đoạn từ 15 – 19 tuổi là giai đoạn có thể giúp bé trai cao thêm 20% và bé gái cao thêm 6% so với tổng mức tăng trưởng về chiều cao mà trẻ có thể tăng thêm sau năm 10 tuổi.

Cũng trong giai đoạn này, sự phát triển chiều cao của thanh thiếu niên đã có dấu hiệu chậm lại và dừng hẳn vào năm trẻ được 19 tuổi. Bước qua tuổi 19, sự phát triển chiều cao sẽ kết thúc nhưng sự phát triển về thể chất (chẳng hạn như gia tăng khối lượng cơ bắp) vẫn còn tiếp tục diễn ra với nam giới.

Quá trình phát triển chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi

Sau độ tuổi 19, cả nam và nữ đều dừng phát triển chiều cao

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi chuẩn WHO

Trong việc hỗ trợ bố mẹ đánh giá chính xác tình trạng tăng trưởng thông qua chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban hành 2 thông số là “Chiều cao chuẩn” và “Chỉ số khối cơ thể (BMI) chuẩn” theo độ tuổi để bố mẹ tiện đối chiếu với thông số cân đo thực tế của bé. Trong đó:

  • Chiều cao chuẩn: Được tính theo đơn vị centimet;
  • BMI chuẩn: Cho biết một đứa trẻ là nhẹ cân, bình thường, thừa cân hay béo phì so với chiều cao của chúng. Chỉ số này được tính bằng cách lấy trọng lượng cơ thể (tính theo kilogram) chia cho bình phương của chiều cao tiêu chuẩn (tính theo mét).

Tùy theo giới tính mà bé trai và bé gái có tốc độ tăng trưởng khác nhau. Vì thế, bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi cũng được phân thành 2 bảng khác nhau theo giới tính. Cụ thể:

1. Bảng chiều cao cân nặng bé trai trên 10 tuổi

Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng trẻ trên 10 tuổi (dành cho nam) theo tiêu chuẩn của WHO:

Bảng chiều cao cân nặng bé trai trên 10 tuổi

2. Bảng chiều cao cân nặng bé gái trên 10 tuổi

Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng trẻ trên 10 tuổi (dành cho nữ) theo tiêu chuẩn của WHO:

Bảng chiều cao cân nặng bé gái trên 10 tuổi

Cách tra cứu bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi

Để tra cứu và đánh giá tình trạng tăng trưởng của trẻ với Bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi của WHO, bố mẹ cần:

Bước 1: Tiến hành đo thông số thực tế (TSTT) về chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi tại nhà với:

  • Chiều cao thực tế (CCTT) của bé: Tính theo centimet (cm);
  • Cân nặng thực tế (CNTT) của bé: Tính theo kilogram (kg).

Từ chiều cao và cân nặng đã có, bố mẹ tiếp tục tính Chỉ số khối (BMI) thực tế của bé theo công thức sau:

BMI = Trọng lượng thực tế của bé : (Chiều cao thực tế của bé)2

Trong đó:

  • Trọng lượng thực tế của bé: Tính theo đơn vị kilogram (kg).
  • Chiều cao thực tế của bé: Tính theo đơn vị mét (m).

Hoặc tính BMI Online tại đây.

Bước 2: Bố mẹ cần xác định đúng số năm tuổi của bé theo nguyên tắc làm tròn tiêu chuẩn của WHO. Ví dụ:

  • Trẻ chưa tròn 30 ngày tuổi thì chưa được tính là trẻ 1 tháng tuổi;
  • Tương tự, trẻ mới tròn 12 tuổi 5 tháng 29 ngày thì chưa được tính là trẻ 12.5 tuổi.

Bước 3: Tìm số tuổi tương ứng của bé trên trục “Tuổi”;

Bước 4: Gióng hàng ngang để tìm 2 thông số “Chiều cao chuẩn” và “BMI chuẩn” tương ứng theo độ tuổi của bé.

Bước 5: Đối chiếu TSTT của bé đã tính ở bước 1 với các thông số tương ứng vừa tìm được ở bước 4. Nếu:

  • CCTT của bé BẰNG “Chiều cao chuẩn”: Nghĩa là trẻ phát triển chiều cao hoàn toàn khỏe mạnh;
  • Chỉ số BMI thực tế của bé BẰNG “Chỉ số BMI chuẩn”: Nghĩa là trẻ phát triển cân nặng bình thường, hoàn toàn không bị thừa cân hay béo phì.
  • CNTT của bé BẰNG “Cân nặng trên mức BMI chuẩn” đồng thời một trong hai hoặc cả 2 chỉ số CCTT, BMI của bé BẰNG mức chuẩn: Trẻ vừa phát triển chiều cao khỏe mạnh, vừa có cân nặng chuẩn.

Lưu ý, nếu:

  • CNTT của bé BẰNG “Cân nặng trên mức BMI chuẩn” đồng thời một trong hai hoặc cả hai chỉ số CCTT, BMI của bé KHÁC với mức chuẩn: Không thể đánh giá được tình trạng tăng trưởng của bé.
  • Mọi TSTT của bé đều khác cả 3 thông số chuẩn trong bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi theo chuẩn của WHO: Không thể đánh giá được tình trạng tăng trưởng của bé.

Hướng dẫn đo chiều cao cân nặng chuẩn cho bé

Có nhiều cách đo chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi mà phụ huynh có thể tiến hành ngay tại nhà. Tuy nhiên,trong quá tình đo, bố mẹ nên tuân thủ theo một vài nguyên tắc nhất định để lấy được thông số cân đo chính xác nhất. Cụ thể:

1. Nguyên tắc đo chiều cao để tra cứu bảng cân nặng

Khi đo chiều cao cho bé tại nhà, bố mẹ cần chú ý:

  • Vị trí đo: Chỉ đo chiều cao cho bé trên sàn nhà bằng phẳng, không trải thảm, gồ ghề hay sụt lún;
  • Tư trang: Cho bé cởi bỏ hết giày dép, bít tất, quần áo cồng kềnh;
  • Đầu tóc: Cho bé tháo hết bím tóc (nếu có thắt bím) và đồ trang trí trên tóc như kẹp mái, kẹp nơ, kẹp đuôi ngựa, băng đô,…hoặc tất cả những thứ có thể khiến bé “ăn gian” chiều cao;
  • Tư thế đứng: Cho trẻ đứng với hai bàn chân phẳng, sát nhau và dựa vào tường. Đảm bảo chân thẳng (không kiễng chân), hai cánh tay thả lỏng tự nhiên và vai ngang bằng;
  • Hướng nhìn: Cho trẻ giữ đầu ngang, nhìn thẳng, đường tầm mắt ngắm song song với sàn nhà;
  • Dụng cụ đo: Gồm 1 thước dây kim loại và 1 vật canh đo. Vật canh đo có thể là bất kỳ dụng cụ nào có một mặt phẳng cứng, chẳng hạn như bìa carton, bìa hồ sơ, thước gỗ,…
  • Tiền hành đo:
    • Dùng vật cứng có bề mặt phẳng tạo thành một góc vuông với tường và hạ thấp cho đến khi nó chạm vào đỉnh đầu của bé;
    • Đảm bảo đầu, vai, lưng, mông, bắp chân và gót chân của bé chạm sát vào tường;
    • Đảm bảo rằng mắt của người đo ngang tầm với vật canh đo;
    • Đánh dấu nơi vật canh đo tiếp xúc với tường. Sau đó, sử dụng thước dây kim loại để đo từ sàn nhà đến điểm vừa đánh dấu.
  • Cách ghi kết quả: Ghi lại chiều cao của bé chính xác đến 1 chữ số hàng thập phân.
Hướng dẫn đo chiều cao chuẩn cho bé trên 10 tuổi

Minh họa thao tác mẹ cho trẻ đứng sát tường và đánh dấu lại chiều cao của trẻ

2. Nguyên tắc đo cân nặng cho trẻ

Để đo cân nặng chính xác tại nhà cho bé, bố mẹ cần lưu ý:

  • Chọn đúng loại cân: Ưu tiên sử dụng cân kỹ thuật số (cân điện tử) thay vì cân cơ học (có lò xo);
  • Đặt cân đúng vị trí: Chỉ đặt cân trên sàn cứng (chẳng hạn như gạch hoặc sàn gỗ) thay vì trên sàn mềm như đệm mút tập yoga, thảm cỏ phòng khách,…Đồng thời, tiến hành cân ở nơi kín gió, không bị ẩm mốc hay thiếu sáng;
  • Tháo bỏ tư trang: Cho bé tháo bỏ hết quần áo nặng như áo lên, quần jean, áo quần kaki,…nếu được, có thể cho trẻ mặc trang phục đơn giản nhất hoặc không mặc gì càng tốt;
  • Đảm bảo tư thế đứng: Cho trẻ đứng trọn cả hai bàn chân vào giữa bàn cân, không lệch sang bất kỳ bên nào và không để bé có một phần bàn chân trồi ra khỏi bàn cân;
  • Đọc kết quả đúng: Chỉ đọc kết quả khi cân ổn định, số cân hiển thị giữ nguyên, không tăng giảm bất ngờ. Ghi lại trọng lượng đến 1 chữ thập phân(ví dụ: 22.4 kg hoặc 25.7kg).
Hướng dẫn đo cân nặng chuẩn cho bé trên 10 tuổi,

Khi cân, bố mẹ cần hướng dẫn trẻ đặt trọn cả 2 bàn chân vào ngay giữa bàn cân

5 yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ

1. Yếu tố gen di truyền

Trong cơ thể con người, có tới 12111 mã gen khác nhau có khả năng ảnh hưởng tới việc hình thành chiều cao ở trẻ. Vì thế, di truyền là một nhân tố quan trọng quyết định chiều cao của bé một cách mạnh mẽ nhất. Tuy di truyền không thể thay đổi được, nhưng bố mẹ hoàn toàn có thể cải thiện chiều cao cho bé bằng cách tối ưu dinh dưỡng, thay đổi chế độ vận động và nghỉ ngơi hợp lý.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học phát hiện ra rằng có hàng chục gen khác nhau ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và tích trữ mỡ trên cơ thể. Vì thế, những gen này cũng góp phần ảnh hưởng rất lớn đến cân nặng của bé. Điển hình, những trẻ khi sinh ra có sự khác biệt nhất định trên gen FTO thường có nguy cơ béo phì cao hơn từ 20% đến 30% so với những trẻ em khỏe mạnh.

2. Chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng là nguồn cung cấp 100% năng lượng cho trẻ sinh sống và phát triển. Vì thế, mọi thay đổi trong khẩu phần ăn – dù là về lượng hay về chất – đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao và cân nặng của trẻ.

Điển hình, trẻ em tại các vùng miền núi phía Bắc Việt Nam, vì thiếu sự tiếp cận đến những nguồn thực phẩm đa dạng mà tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, còi cọc, thấp lùn,… tại những khu vực này luôn ở mức cao nhất cả nước. Ngược lại, tỷ lệ trẻ em béo phì tại vùng thành thị luôn đạt mức cao nhất cả nước (1). Điều đó cho thấy, chế độ dinh dưỡng hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ.

yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ, dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng trong gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi

3. Bệnh tật

Các tài liệu nghiên cứu về sự tăng trưởng của con người đã xác minh rằng chiều cao của trẻ trưởng thành thường được quyết định bởi tổng lượng “dinh dưỡng ròng” tích lũy trong thời thơ ấu và tiền dậy thì. Trong đó, “dinh dưỡng ròng” chính là phần dinh dưỡng (calo) mà cơ thể thực nhận sau quá trình vận động thể chất và phục hồi bệnh tật của cơ thể. Hiểu đơn giản, trẻ càng mắc nhiều bệnh tật thì nguy cơ trẻ bị chậm tăng trưởng, chậm lớn, suy dinh dưỡng,…càng cao.

4. Môi trường sống

Môi trường sống là yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi theo nhiều cách khác nhau. Nếu trẻ sinh trưởng trong một môi trường kinh tế khó khăn, phải lao động sớm để nuôi gia đình hoặc thường xuyên tiếp xúc với không khí ô nhiễm, khói bụi và hóa chất độc hại, trẻ có thể chậm lớn, còi cọc, thấp lùn. Ngược lại, nếu trẻ được học tập, vui chơi, ăn uống và nghỉ ngơi đúng khoa học, trẻ có thể phát triển hết tiềm năng tăng trưởng vốn có mà gen quy định hoặc thậm chí, cao lớn vượt trội hơn hẳn cha mẹ của bé.

5. Chế độ vận động và tập luyện

Vận động hợp lý là “chìa khóa vàng” để kích thích cơ thể tiết ra hóc môn tăng trưởng GH (Growth Hormone) nhiều hơn. Thông qua các kích thích trong vận động, tuyến yên sẽ “phóng thích” hóc môn tăng trưởng vào máu thành nhiều đợt. Sau khi hòa vào máu, hóc môn tăng trưởng GH sẽ “ra lệnh” cho gan tiết ra một loại hormone thứ hai – được gọi là yếu tố tăng trưởng IGF-1. Cùng với nhau, hormone tăng trưởng GH và IGF-1 ra lệnh cho xương, cơ bắp và các cơ quan khác phát triển bằng cách tăng cường sản sinh tế bào mới, giúp chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi phát triển tối đa.

yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ, vận động

Thường xuyên vận động thể chất giúp trẻ trong độ tuổi tiền dậy thì và dậy thì cao lớn tối ưu

Làm gì khi con không đạt chiều cao, cân nặng chuẩn?

Khi trẻ không đạt chiều cao và cân nặng chuẩn, bố mẹ cần:

  • Tối ưu chế độ dinh dưỡng: Bố mẹ cần cho trẻ ăn uống đầy đủ cả lượng và chất.
    • Về lượng:
      • Trẻ 10 – 11 tuổi: Cần ăn đủ 1980 – 2150 calo / ngày;
      • Trẻ 12 – 14 tuổi: Cần ăn đủ 2310 – 2500 calo / ngày;
      • Trẻ 15 – 19 tuổi: Cần ăn đủ 1380 – 2820 calo / ngày.
    • Về chất:
      • Trẻ cần được đảm bảo có đủ 4 nhóm chất trong khẩu phần ăn là chất đạm, carbohydrates (đường, tinh bột, chất xơ,..), chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Khuyến khích vận động thể chất: Vận động thể chất giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và tăng chiều cao thông qua việc cải thiện số lượng hóc môn tăng trưởng GH trong cơ thể. Tốt nhất, bố mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời như bơi lội, chạy nhảy, đạp xe, nhảy dây, bóng đá, v.v…để trẻ tăng khả năng tổng hợp vitamin D, hấp thụ canxi và cải thiện chiều cao hiệu quả.
  • Đảm bảo bé ngủ đủ giấc: Hóc môn tăng trưởng GH thường được cơ thể tiết ra nhiều nhất vào ban đêm. Vì thế, ngủ đủ giấc giúp cải thiện chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi rõ rệt. Theo Hiệp hội Giấc ngủ Hoa Kỳ:
    • Trẻ từ 10 – 13 tuổi: Cần được ngủ ít nhất 9 – 11 tiếng / ngày;
    • Trẻ từ 14 – 17 tuổi: Cần được ngủ ít nhất 8 – 10 tiếng / ngày;
    • Trẻ từ 18 – 19 tuổi: Cần được ngủ ít nhất 7 – 9 tiếng / ngày.

Cuối cùng, bố mẹ cần lưu ý rằng chiều cao và cân nặng của trẻ trên 10 tuổi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm di truyền, dinh dưỡng, môi trường sống, hoạt động thể chất và sức khỏe tổng quát.

Vì thế, để xác định chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng chậm phát triển của trẻ, bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ nhi khoa chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tốt nhất, bố mẹ nên đưa con đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe liên quan đến chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi.

Làm gì khi con không đạt chiều cao, cân nặng chuẩn?

Trẻ 11 tuổi đang được cân đo bằng hệ thống thiết bị hiện đại tại Nutrihome

Hiện nay, tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, chúng tôi có các dịch vụ đặc biệt chuyên điều trị tăng cân hiệu quả cho trẻ còi cọc cũng như tăng chiều cao tối ưu cho trẻ thấp lùn. Đến với Nutrihome, với hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu chuyên môn kinh nghiệm, bé sau khi đến khám sẽ được “thiết kế” riêng một thực đơn ăn uống tối ưu theo tình trạng dinh dưỡng cá nhân, giúp bé nhanh chóng bổ sung vi chất còn thiếu để tăng trưởng tối ưu.

Trên đây là tất cả những thông tin quan trọng về bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi theo WHO mà bố mẹ cần lưu tâm. Nếu bố mẹ đang băn khoăn chưa tìm ra giải pháp cải thiện tốc độ tăng trưởng cho bé, hãy nhanh tay liên hệ đến số hotline 1900 633 599 hoặc đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome cơ sở gần nhất để được tư vấn kịp thời. Chúc bé yêu nhanh chóng bắt kịp đà tăng trưởng tiêu chuẩn của WHO và phát triển toàn diện.

Kết Nối

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Bài Viết Phổ Biến

    Danh Mục