Bé 4 tháng lười bú chậm tăng cân là một rối loạn dinh dưỡng phổ biến khiến không ít phụ huynh đau đầu, nhất là với những ai lần đầu làm mẹ. Vậy, đâu là nguyên nhân khiến bé 4 tháng lười bú chậm tăng cân? Mẹ cần làm gì để trẻ nhanh chóng hồi phục và bú “ro ro” trở lại? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau.
Bé 4 tháng thế nào là bú đủ và cân nặng đạt chuẩn?
Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF, tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong vòng 5 tháng đầu đời ở Việt Nam chỉ đạt 45%. Như vậy, cứ 100 trẻ sinh ra tại Việt Nam thì có đến hơn 50 trẻ KHÔNG được bú sữa mẹ đầy đủ. Vậy, trẻ sơ sinh nói chung và trẻ 4 tháng tuổi nói riêng cần bú bao nhiêu là đủ?
Bé 4 tháng bú bao nhiêu là đủ?
Bé 4 tháng tuổi cần được bú từ 720 – 1440ml sữa mỗi ngày là đủ. Theo đó, mẹ nên chia lượng sữa này thành từ 6 – 8 cữ bú, mỗi cữ chứa từ 120 – 180ml sữa. Trung bình mỗi cữ bú nên cách nhau từ 3 – 4 tiếng.
Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu thực tế của trẻ mà mẹ có thể gia giảm số cữ bú về 4 – 6 cữ / ngày, đồng thời tăng lượng sữa cho mỗi cữ bú lên một chút, đảm bảo cho bé bú đến khi no. Nếu phát hiện trẻ không bú đủ liều lượng như khuyến cáo, mẹ cần đưa bé đến phòng khám nhi sớm nhất bởi rất có thể đây là dấu hiệu khởi phát của tình trạng bé 4 tháng lười bú chậm tăng cân cần được điều trị kịp thời.
Cân nặng tiêu chuẩn khi bé được 4 tháng
Bé 4 tháng tuổi thường có cân nặng gấp đôi lúc mới sinh. Theo Bảng chiều cao & cân nặng tiêu chuẩn dành cho trẻ từ 0 – 5 tuổi của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cân nặng tiêu chuẩn của:
- Bé gái 4 tháng tuổi: Từ 5.7 – 7.3kg (trung bình chuẩn là 6.4kg) (1);
- Bé trai 4 tháng tuổi: Từ 6.2 – 7.8kg (trung bình chuẩn là 7kg) (2);
Có thể mẹ quan tâm:
Bé 4 tháng lười bú chậm tăng cân có đáng lo không?
Bé 4 tháng lười bú chậm tăng cân rất đáng lo vì:
1. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất trẻ cần
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ 4 tháng tuổi. Trong sữa mẹ có đầy đủ lượng nước, chất đạm, chất đường bột, chất béo, vitamin, khoáng chất và cả chất xơ. Nếu vì bất kỳ nguyên nhân nào mà bé không nhận đủ lượng sữa như khuyến cáo, điều đó sẽ khiến cho bé 4 tháng lười bú chậm tăng cân, thậm chí ngừng hoặc sa sút cân nặng.
2. Bé đang phát triển rất nhanh
Ngoài việc biết lật, biết trườn, trẻ 4 tháng tuổi đã biết nhận ra người quen, giao tiếp, dùng tiếng khóc của mình để biểu đạt các cảm giác đói, thất vọng, khó chịu và buồn ngủ.
Não bộ của bé đang phát triển rất nhanh nên cần nhiều DHA và ARA – hai loại axit béo Omega-3 có nhiều trong sữa mẹ, được chứng minh là cực kỳ tốt cho sự phát triển nhận thức và thị giác của bé.
3. Hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt
Sữa mẹ còn được xem là “liều vaccine” đầu đời của trẻ vì trong sữa mẹ chứa rất nhiều các kháng thể miễn dịch globulin, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh lý do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, khỏe mạnh tối ưu.
Một trong những kháng thể quan trọng nhất có trong sữa mẹ là loại kháng thể IgA (còn được gọi là globulin miễn dịch A). Khi bú sữa mẹ, kháng thể IgA sẽ “bao phủ” toàn bộ lớp niêm mạc ở hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, nội tạng và cơ quan sinh dục của bé, ngăn ngừa nhiều mầm bệnh xâm nhập, bảo vệ bé từ trong ra ngoài. Vì thế, khi bé 4 tháng lười bú chậm tăng cân, nguy cơ nhiễm bệnh cũng tăng cao.
4. Cho bú giúp cả mẹ & bé khỏe mạnh toàn diện
Cơ thể mẹ và trẻ sơ sinh tồn tại một mối liên kết vô cùng đặc biệt khiến sữa mẹ có thể tự thay đổi thành phần dinh dưỡng để tương thích với từng giai đoạn phát triển của bé.
Vì thế, mẹ cho trẻ bú đầy đủ sẽ giúp trẻ phát triển tối ưu về mặt tâm lý, thể chất, trí thông minh,…đồng thời giúp mẹ nhanh “xuống sữa”, tăng tốc độ hồi phục sau cuộc “vượt cạn” mất sức cũng như ngăn ngừa được các bệnh lý viêm nhiễm tuyến vú.
Tóm lại, tình trạng bé 4 tháng lười bú chậm tăng cân có thể khiến cả mẹ và bé dễ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe – trẻ có thể mắc chứng suy dinh dưỡng trong khi mẹ có thể khó giảm cân sau sinh, dễ béo phì. Nói cách khác, việc trẻ lười bú gián tiếp tạo nên “gánh nặng kép” về dinh dưỡng, khiến cả mẹ và bé đều bị mất cân bằng năng lượng nghiêm trọng.
Nguyên nhân trẻ 4 tháng lười bú chậm tăng cân
Có 4 nguyên nhân phổ biến khiến bé 4 tháng lười bú chậm tăng cân. Trong đó bao gồm:
1. Bé bú không đủ
Sữa mẹ vừa là nguồn năng lượng vừa là nguồn dinh dưỡng duy nhất cho bé trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Vì thế, việc bé không bú đủ sữa chắc chắn sẽ khiến bé rơi vào trạng thái lờ đờ, uể oải, mệt mỏi, thiếu năng lượng và thiếu vi chất.
Tình trạng thiếu vi chất kéo dài làm bé ăn uống mất ngon, vị giác và khứu giác kém nhạy bén. Lâu dần, trẻ sẽ hình thành phản xạ lười bú, sợ bú vì không còn cảm nhận được vị ngon từ sữa mẹ nữa. Mặt khác, nếu trẻ bị thiếu năng lượng quá lâu, cơ thể sẽ “quen” dần với trạng thái trao đổi chất “ì ạch” đó nên việc bú sữa mẹ nhiều càng khiến trẻ “nhọc công”, dẫn đến tình trạng bé 4 tháng lười bú chậm tăng cân để tiết kiệm năng lượng.
Tình trạng bé bú không đủ lượng sữa như khuyến cáo có thể xảy ra vì nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:
- Do cách bé ngậm bắt vú chưa tốt nên lượng sữa chảy ra nhỏ giọt thay vì chảy thành dòng;
- Do mẹ cho bé bú sai tư thế;
- Do mẹ chưa đỡ đầu bé, khiến trẻ phải gồng mình, mỏi cổ, bú rất khó khăn nên trẻ chỉ bú một xíu rồi ngưng vì mỏi;
- Mẹ chưa chủ động dùng tay nặn bầu ngực để sữa chảy ra nhiều hơn.
- Số cữ bú trong ngày quá ít, không đủ như khuyến cáo.
2. Mẹ ít sữa hoặc không có sữa
Sau khi sinh, mẹ có nhiều sữa hoặc ít sữa hay không, tất cả đều là do 2 loại hormone Prolactin và Oxytocin trong cơ thể quyết định. Trong khi hóc môn Prolactin giúp mẹ tăng cường sản xuất sữa rồi dự trữ chúng ở ngực thì hóc môn Oxytocin giúp các cơ xung quanh tuyến sữa co bóp để “đẩy” sữa ra ngoài khi bé bú.
Vì thế, bất kỳ sự phối hợp “lệch” pha, kém nhịp nhàng nào từ một trong 2 loại hóc môn trên đều khiến mẹ ít sữa, không có sữa hoặc thậm chí có sữa nhưng bị tắc trong nang ngực.
Mẹ ít sữa khiến trẻ bú mạnh nhưng lượng sữa chảy ra quá ít, làm bé mau nản, lâu dần hình thành phản xạ bé 4 tháng lười bú chậm tăng cân vì mất đi niềm hứng thú khi bú mẹ.
3. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Các bệnh lý về đường tiêu hóa thường khiến bé 4 tháng lười bú chậm tăng cân, gây nên hội chứng biếng ăn bệnh lý đặc trưng ở nhóm trẻ dưới 12 tháng tuổi. Một số chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến khiến trẻ lười bú là chứng tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu, nôn trớ (ọc sữa). Các bệnh này thường được điều trị bằng thực phẩm chức năng và đôi khi có kèm theo kháng sinh, khiến trẻ dễ bị nhạt miệng, ăn mất ngon nên rất dễ bỏ bó bú.
4. Trẻ biếng ăn sinh lý
Theo Ths.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Bác sĩ dinh dưỡng tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, biếng ăn sinh lý là tình trạng biếng ăn xảy ra mỗi khi cơ thể trẻ có những chuyển biến mạnh mẽ về thể chất. Với trẻ 4 tháng tuổi, đó chính là hiện tượng trẻ biết lật và phát triển nhận thức sớm.
Cũng theo bác sĩ, biếng ăn sinh lý là một tình trạng rối loạn dinh dưỡng phổ biến ở nhóm trẻ 4 tháng tuổi. Do đó, nếu không may bé yêu nhà bạn lười bú, bỏ cữ thì bố mẹ cũng đừng quá lo lắng. Để an tâm hơn, bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để bé được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Làm thế nào khi bé 4 tháng lười bú chậm tăng cân?
Để khắc phục tình trạng bé 4 tháng lười bú chậm tăng cân, mẹ có 4 giải pháp sau:
1. Đảm bảo bé được bú sữa mẹ đầy đủ
Để đảm bảo bé được bú sữa mẹ đầy đủ, mẹ cần:
- Chọn tư thế bú đúng cách: Mẹ cần lựa chọn tư thế bú phù hợp với thể trạng của trẻ, không nên cho trẻ bú trong địu, khi bé nằm ngửa, nằm nghiêng mà nên ưu tiên các tư thế bú truyền thống, có dòng sữa chảy thuận theo chiều của trọng lực để quá trình nuốt sữa của trẻ dễ dàng hơn.
- Đảm bảo bú đúng giờ, đúng cữ: Trẻ 4 tháng tuổi nên được hình thành thói quen bú đúng giờ. Trung bình mỗi cữ bú nên cách nhau từ 2 – 3 giờ để trẻ hình thành phản xạ bú đúng cữ, nhịp sinh học đều đặn, hạn chế được tình trạng rối loạn tiêu hóa và phát triển ổn định.
- Cho bé bú kiệt: Mẹ cần đảm bảo cho trẻ bú kiệt sữa hết bên phần ngực bên này rồi mới chuyển tư thế, cho trẻ bú sang phần ngực còn lại. Khi cho trẻ bú, mẹ có thể kết hợp dùng tay xoa vòng, miết theo bầu ngực để sữa chảy hết ra. Mỗi lần trẻ bú xong, mẹ có thể dùng thêm máy vắt sữa để đảm bảo sữa không còn tồn đọng. Việc này sẽ kích thích phản xạ tạo sữa.
- Tăng số cữ bú: Với trẻ 4 tháng tuổi đang mắc chứng biếng ăn sinh lý, mẹ cần sắp xếp cho trẻ bú nhiều cữ hơn mỗi ngày. Điều này giúp trẻ nhận đủ được lượng năng lượng từ sữa mẹ để vượt qua giai đoạn thay đổi sinh lý một cách dễ dàng.
- Vắt sữa trữ đông cho trẻ: Khi cho con bú, mẹ rất khó để đo lường được bé đã bú chính xác từ 120 – 180ml theo hàm lượng khuyến cáo hay chưa. Do đó, mẹ nên tiến hành vắt sữa, chia thành từng gói 60ml hoặc bỏ vào bình có vạch đong ml rồi trữ đông trong tủ lạnh. Đến giờ bú, mẹ có thể lấy từ 2 – 3 túi sữa ra hoặc đong theo vạch trên bình là đã có thể kiểm soát được lượng sữa cho trẻ bú một cách chính xác.
2. Cái thiện số lượng và chất lượng sữa mẹ
Có nhiều cách để cải thiện số lượng và chất lượng của sữa mẹ, trong đó mẹ cần:
- Cho bé bú thường xuyên: Thường xuyên cho bé bú là cách hiệu quả nhất để kích thích sữa mẹ tiết ra nhiều hơn. Đặc biệt, sau khi cho trẻ bú xong, mẹ nên ôm con vào lòng, cho tiếp xúc da kề da thêm 20 phút để cơ thể mẹ kích hoạt hàng loạt các nội tiết tố sản xuất sữa hiệu quả hơn.
- Ăn uống đủ chất: Chế độ dinh dưỡng với mẹ đang cho con bú cần đảm bảo chứa đủ 4 nhóm chất đạm, đường, béo, vitamin & khoáng chất thiết yếu theo đúng hướng dẫn của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam.
- Ngủ nghỉ hợp lý: Nhiều mẹ vừa sinh xong đã vội đi làm, vùi mình vào công việc căng thẳng khiến nội tiết tố rối loạn, ảnh hưởng đến dòng sữa cho con cả về lượng và về chất. Do đó, bên cạnh một chế độ ăn uống khoa học, mẹ cần một chế độ nghỉ dưỡng hợp lý, đảm bảo có được giấc ngủ sâu tối thiểu 8 tiếng mỗi ngày để kịp tái tạo năng lượng và sản xuất sữa đủ chất lượng cho trẻ bú.
- Xét nghiệm sữa mẹ định kỳ: Nhiều mẹ chủ quan, chỉ cần thấy sữa nhiều là an tâm mà không cần chú ý đến lượng nồng độ vi chất chứa trong sữa. Tuy nhiên, điều này thật tai hại bởi đôi khi sữa mẹ nhiều vi chất (đủ về lượng) nhưng lại thiếu năng lượng cho con (thiếu về chất).
Trung bình, 1ml sữa mẹ cung cấp khoảng 0.6-0.7 calo cho bé. Nhiều mẹ khi thực hiện các xét nghiệm đo hàm lượng vi chất trong sữa thì phát hiện sữa của mình chỉ cung cấp cho trẻ 0.4-0.5 calo trên mỗi ml.
Xét nghiệm này này giúp mẹ nhận biết sớm tình trạng sức khỏe của mình để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh để trẻ “mất oan” dinh dưỡng, chậm tăng cân.
3. Xem xét cho bé bú thêm sữa công thức
Mẹ chỉ nên cho bé bú thêm sữa công thức khi mẹ gặp tình trạng khan sữa, đang uống thuốc kháng sinh để điều trị bệnh lý hoặc đã làm nhiều cách gọi sữa về nhưng không hiệu quả.
Sữa công thức tuy có thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ về mặt năng lượng, đạm, đường, béo, vitamin, khoáng chất,…nhưng không thể bổ sung cho trẻ đủ lượng kháng thể “xịn sò” như globulin IgA đặc hiệu, vốn có rất nhiều trong sữa mẹ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trẻ em uống sữa công thức vẫn có thể phát triển tốt, tăng cân nhanh; tuy nhiên trẻ thường hay mắc các bệnh viêm nhiễm thường xuyên hơn so với trẻ bú mẹ. Nguyên nhân chính là do sữa công thức không giúp trẻ tăng cường sức đề kháng mạnh như sữa mẹ.
Không dừng lại ở đó, sữa mẹ thậm chí còn có thể bảo vệ con trong nhiều năm sau khi dừng bú, bằng cách làm giảm nguy cơ thừa cân, hen suyễn , dị ứng, tiểu đường, mỡ trong máu, bệnh bạch cầu và ung thư hạch. Khi dùng sữa công thức, mẹ nên pha sữa vào bình cho trẻ bú. Nếu tiếp tục gặp tình trạng bé 4 tháng lười bú bình chậm tăng cân, mẹ nên cân nhắc đưa bé gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Bố mẹ đã biết chưa?
4. Đưa bé đến gặp bác sĩ
Nếu mẹ đã áp dụng nhiều biện pháp mà trẻ vẫn lười bú, chậm tăng cân thì hãy nhanh chóng đưa trẻ đến ngay phòng khám đa khoa gần nhất để được thăm khám kịp thời. Nhiều khả năng, trẻ đang gặp một bệnh lý nào đó chẳng hạn như nhiễm khuẩn, nhiễm vi-rút, nhiễm giun ký sinh hoặc nhiều bệnh lý tiềm ẩn khác mà chỉ có bác sĩ mới có thể tìm ra nguyên nhân và vẽ nên phác đồ điều trị chi tiết.
Trên đây là những thông tin mẹ cần biết về tình trạng bé 4 tháng lười bú chậm tăng cân. Trong mọi tình huống, khi trẻ lười bú, mẹ không nên cố ép hay dọa nạt bởi rất dễ khiến trẻ hình thành phản xạ sợ bú, gây nên chứng biếng ăn tâm lý khó điều trị.
Nuôi con bằng sữa mẹ là một hành trình cực kỳ thiêng liêng nhưng không hề dễ dàng. Nếu mẹ vẫn còn chưa biết phải bắt đầu từ đâu để trẻ bú “ro ro”, hãy nhanh chóng đưa bé đến ngay Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được thăm khám kịp thời, giúp bé 4 tháng lười bú chậm tăng cân nhanh chóng hồi phục sức khỏe, bú tốt và bắt kịp nhịp tăng trưởng đã bỏ lỡ.