Các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh đến vị thành niên

-

Hiểu về các giai đoạn phát triển của trẻ sẽ giúp cha mẹ chăm sóc trẻ đúng cách, biết được trẻ có đang phát triển bình thường hay không cũng như tạo điều kiện cho bé khỏe mạnh toàn diện. Nếu cha mẹ đang phân vân không biết con mình có đang bỏ lỡ nhịp tăng trưởng nào hay không, hãy tham khảo ngay bài viết sau.

Các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh đến 18 tháng

Trong các giai đoạn phát triển của trẻ thì giai đoạn từ 0 – 18 tháng tuổi có thể được xem là giai đoạn cột mốc quan trọng nhất. Trong giai đoạn này, trẻ sơ sinh sẽ có bước tăng trưởng thể chất vượt trội. Trong 18 tháng đầu đời, chiều dài (chiều cao) của bé có thể tăng thêm 30cm và trọng lượng của trẻ có thể tăng gấp 3 lần lúc mới sinh. (1)

Các chuyên gia y tế thường khuyên các bậc phụ huynh nên giao tiếp nhiều với trẻ trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần lưu ý:

  • Hạn chế cho bé nằm sấp để giúp tăng cường cơ vùng cổ và cơ vùng lưng.
  • Bố mẹ nên trông chừng trẻ cẩn thận tránh các tai nạn có thể xảy ra khi bé lật hoặc bò,..
  • Khi trẻ khóc, việc dỗ dành của bố mẹ sẽ xây dựng mối quan hệ tình cảm tốt hơn.
các giai đoạn phát triển của trẻ

Dấu hiệu tăng trưởng trong các giai đoạn phát triển của trẻ từ 0 đến 18 tháng tuổi khiến trẻ có những thay đổi vượt trội trong thể chất

Dưới đây là bảng các giai đoạn phát triển của bé từ 0 đến 18 tháng:

1-3 tháng 4-6 tháng 7-9 tháng 10-12 tháng 12-18 tháng
Khả năng nhận thức Trẻ có sự quan tâm đến các đồ vật xung quanh

Trẻ dễ mất hứng thú với các hoạt động lặp đi lặp lại, máy móc, khô khan

Trẻ bắt đầu nhận dạng được các gương mặt quen thuộc

Cảm giác được âm thanh tốt hơn

Bé bắt đầu có phản ứng lại với sự quan tâm, tình yêu của bố mẹ

Trẻ đưa tay lên miệng

Biết truyền đồ vật từ tay này sang tay kia

Bé bắt đầu thích tìm kiếm những thứ bị giấu Đã có thể học và sử dụng được thìa (muỗng).

Bé có thể chỉ đúng các bộ phận cơ thể khi bạn gọi tên bộ phận đó

Khả năng nhận biết xã hội và phát triển tình cảm Trẻ bắt đầu cố gắng nhìn mọi người

 

Bắt đầu mỉm cười nhiều hơn

Trẻ bắt đầu có các biểu cảm nét mặt

 

Thích chơi đùa với mọi người

Trẻ nhận biết được các tone giọng khác nhau.

Bé nhận biết được người lạ Bé có thể đeo bám những người thân quen

 

Bé có thể khóc khi gặp người lạ

 

Có thể biết nổi giận

Có thể tham gia các trò chơi đóng vai đơn giản

Khả năng ngôn ngữ Bắt đầu thủ thỉ và tạo ra các âm thanh

Bé tỏ vẻ lắng nghe khi bố mẹ trò chuyện với mình

 

Trẻ có thể phát âm ra các tiếng khác nhau để biểu đạt

Bé bập bẹ bắt chước các âm thanh nghe được

Bé cười với mọi người

Bé có thể nhận biết được khi ai đó gọi tên

Một số bé có thể bập bẹ bắt đầu gọi mẹ, ba,..

 

Có thể giao tiếp bằng cử chỉ

Trẻ có thể phát âm ra những từ không rõ nghĩa

Trẻ thích bắt chước âm thanh và cử chỉ

Trẻ có thể nói một số từ đơn giản

Biết vẫy chào tạm biệt

Hoạt động / Thể chất Trẻ thường quay đầu và chú ý đến nơi có âm thanh

Dõi theo và nắm chặt đồ vật

Trả cố gắng ngẩng đầu và ngực lên cao

 

Bé với lấy đồ vật xung quanh

Bắt đầu lật người và trườn người

Trẻ có thể bắt đầu ngồi dậy mà không cần hỗ trợ

Bắt đầu tập bò và cuộn người lại

Khi bố mẹ giữ cho bé đứng, bé có thể sẽ nảy người lên

Trẻ có thể tự đứng dậy

Bắt đầu tập đi

Trẻ có thể đi

Có thể tự đứng một mình

Có thể leo lên một vài bậc thang

Có thể tự uống nước bằng cốc

Các giai đoạn phát triển của trẻ 18 tháng đến 2 tuổi

Từ 18 tháng đến 2 tuổi là khoảng thời gian trẻ đã bắt đầu biết đi nhanh hoặc chạy, thích vận động nên cần một chế độ dinh dưỡng tốt, ngủ đủ giấc và quan trọng nhất là nhận được  sự yêu thương từ mọi người xung quanh.

Nhìn vào các giai đoạn phát triển của trẻ trong khoảng thời gian này, bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy các dấu hiệu tự lập, tìm tòi và khám phá của trẻ dần trở nên rõ nét hơn. Ví dụ, trẻ đã bắt đầu có thể cầm muỗng tự xúc cơm, tự chơi đồ chơi, tự chạy quanh nhà để khám phá và bắt đầu có phản xạ phân biệt được người quen với người lạ.

Dưới đây là vài hướng dẫn để tạo ra không gian vui chơi, sinh hoạt phù hợp với các dấu hiệu phát triển đặc thù ở trẻ từ 18 – 24 tháng tuổi:

  • Bảo vệ sàn nhà, sân chơi an toàn cho trẻ;
  • Sử dụng kỷ luật nhẹ nhàng cho trẻ, tránh tổn thương trẻ;
  • Hát, đọc, trò chuyện với trẻ để con có thể tăng khả năng vốn từ;
  • Chăm sóc trẻ thật tốt, quan tâm, chia sẻ để trẻ nhận thấy ấm áp.
sự phát triển của trẻ qua các giai đoạn

Trẻ từ 18 – 24 tháng tuổi đã có thể tự đi, đứng, ngồi vững chãi và tự trải nghiệm các món đồ chơi mà bé yêu thích

Dưới đây là bảng các giai đoạn phát triển của trẻ 18 tháng đến 2 tuổi:

18 tháng 24 tháng
Khả năng nhận thức Có thể nhận biết những thứ trong tranh, ảnh,..

Ghi nhớ và nhận biết được các đồ vật phổ biến

Vẽ các nét vẽ nguệch ngoạc

Thực hiện được các khẩu lệnh đơn giản như: đứng lên, ngồi xuống

Trẻ thích xem các trò chơi nhập vai – diễn xuất – giả vờ

 

 

Khả năng nhận biết xã hội và phát triển tình cảm Tự hào về những việc bản thân có thể làm

Nhận diện được bản thân từ trong gương

Trẻ thích được chơi với các bạn cùng lứa
Khả năng ngôn ngữ Có thể thực hiện theo các hướng dẫn cơ bản từ người lớn

Thích lắng nghe câu chuyện hay bài hát

Trẻ bắt đầu đặt những câu hỏi đơn giản

Có thể gọi tên nhiều thứ

Hoạt động / Thể chất Bắt đầu tập chạy

Ăn bằng thìa

Uống bằng cốc

Có thể vừa đi vừa kéo đồ chơi

Nhảy múa

Ngồi được vào ghế

Chạy

Kiễng chân

Nhảy lên, nhảy xuống

Vẽ các đường tròn, đường thẳng

Tập ném bóng

Giai đoạn phát triển của trẻ 3 đến 5 tuổi

Từ 3 – 5 tuổi là lúc trẻ đến trường mầm non. Tính độc lập, sự tò mò của trẻ có thể được khơi dậy bởi môi trường mới, bạn bè mới, trải nghiệm mới tại nhà trẻ, lớp học, trường mầm non,. Trong thời gian phát triển này, trọng lượng trẻ có thể tăng thêm từ 4 – 5kg còn chiều cao thì tăng thêm từ 13 – 15cm.

Đặc điểm chung ở các giai đoạn phát triển của trẻ từ 3 đến 5 tuổi là bé thường rất quấn quýt với bố mẹ. Bé có khuynh hướng quan sát bố mẹ để học tập và bắt chước theo tập tính, hành vi. Vì thế, bố mẹ cũng nên chủ động tương tác, đọc truyện, chơi đùa, giao tiếp và định hướng trẻ nhiều hơn.

Bạn có thể hướng dẫn cho bé cách làm những công việc đơn giản tại nhà, chỉ dẫn lại nếu bé làm sai và giải thích cho trẻ hiểu những hành vi không đúng. Bên cạnh đó, bé đang độ tuổi hiếu động, bố mẹ cần tích cực chú ý quan sát để phòng tránh các tai nạn nguy hiểm có thể xảy ra cho bé.

giai đoạn phát triển của trẻ 3 đến 5 tuổi

Trẻ từ 3 – 5 tuổi thường rất hiếu động, tò mò, cần rất nhiều định hướng giáo dục từ cha mẹ và thầy cô

Dưới đây là bảng các giai đoạn phát triển của trẻ từ 3 đến 5 tuổi:

3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi
Khả năng nhận thức Bé có thể tự mở cửa, vặn nắm cửa

Bé tự lật trang sách

Có thể ghép các câu đố

Có thể sử dụng các loại đồ chơi có động cơ

Có thể đếm được

Có thể vẽ hình que

Có thể dự đoán các

diễn biến tiếp theo của câu chuyện

Có thể nhớ tên của một số màu sắc, số và chữ

Bé có thể tự dọn dẹp đồ chơi

Vẽ được nét vẽ phức tạp hơn (như vẽ được hình người)

Đếm số, ghi nhớ số tốt

Có thể ghi nhớ và viết được các chữ cái, số, hình dạng đơn giản

Hiểu thứ tự của các quy trình đơn giản

Có thể nói tên và địa chỉ của mình

Ghi nhớ nhiều màu sắc

Khả năng nhận biết xã hội và phát triển tình cảm Bé có thể đồng cảm với mọi người

Bé có thể tự mặc quần áo

Trẻ có thể bộc lộ cảm xúc, tình cảm

Bắt đầu biết sở hữu, nhận biết đồ vật nào của mình hay của người khác

Có thể cảm thấy khó chịu nếu thay đổi thói quen

Bé có thể chơi các trò chơi nhập vai – diễn xuất

Trẻ có thể nhận biết được những điều trẻ thích và không thích

Biết giả vờ

Nhận thức về giới tính

Thích chơi với bạn bè

Hát, khiêu vũ và có thể chơi trò chơi diễn xuất

Khả năng ngôn ngữ Trẻ nói chuyện nhiều hơn, có thể nói đến 2-3 câu cùng lúc

Trẻ nhớ và gọi tên được các vật dụng hàng ngày

Trẻ có thể giao tiếp tốt với mọi người trong nhà

Trẻ có thể kể về những chuyện xảy ra ở nhà trẻ hoặc ở trường

Nói được thành câu hoàn chỉnh

Biết nói chuyện vần điệu, biểu cảm

Có thể nói họ và tên của mình

Có thể kể những câu chuyện

Đọc thuộc lòng các bài hát thiếu nhi hoặc hát các bài hát

Có thể đọc được chữ cái và số

Trả lời được các câu hỏi đơn giản, hay thắc mắc về thế giới xung quanh

Hoạt động / Thể chất Trẻ có thể đi lên và xuống các bậc thang bằng một chân

Chạy nhảy dễ dàng

Trẻ có thể chơi bắt bóng

Trẻ có thể chơi cầu tuột

Có thể đi lùi

Tự tin leo cầu thang

Có thể nhảy múa

 

Có thể lộn nhào

Sử dụng được kéo

Có thể đu trên xích đu

Tự đi vệ sinh

Giai đoạn phát triển của trẻ lứa tuổi đi học

Trong những năm học, trẻ em có sự độc lập và phát triển bản thân nhiều hơn. Sự tự tin của trẻ dần được hình thành và sẽ bị ảnh hưởng bởi những thách thức về học tập, xã hội, môi trường học đường.

Trong giai đoạn trưởng thành này, thách thức trong việc nuôi dạy con ngày một lớn. Các bậc cha mẹ phải cân bằng giữa sự quan tâm muốn bảo vệ con, các quy tắc quản lý trẻ, duy trì mối quan hệ gia đình, cho trẻ quyền riêng tư, khuyến khích trẻ tự tin,..

Đây là giai đoạn cho dù trẻ có phát triển nhanh nhưng vẫn cần cha mẹ và người thân đặt ra giới hạn và khuyến khích các thói quen lành mạnh.

Các lưu ý mà bạn nên làm để đảm bảo trẻ tiếp tục phát triển khỏe mạnh:

  • Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc;
  • Rèn luyện thể dục thường xuyên và tập luyện các môn thể thao cá nhân hoặc đồng đội; có ít nhất 60 phút vận động mỗi ngày.
  • Tạo không gian yên tĩnh, tích cực cho việc đọc sách và học tập tại nhà;
  • Nên giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử cẩn thận;
  • Xây dựng và duy trì truyền thống tích cực của gia đình.
các giai đoạn phát triển của bé độ tuổi đi học

Trẻ ở lứa tuổi đi học thường rất say mê giải trí trên các thiết bị điện tử, bố mẹ nên quản lý thời gian sử dụng chặt chẽ để bảo vệ sức khỏe cho bé

Dưới đây là bảng các giai đoạn phát triển của trẻ ở lứa tuổi đi học:

6-8 tuổi 9-11 tuổi 12-14 tuổi 15-17 tuổi

 

Khả năng nhận thức Có thể hoàn thành được các hướng dẫn với 3 bước trở lên

Có thể biết đếm ngược

Biết phân biệt trái và phải

Nhận thức được thời gian

Có thể sử dụng các thiết bị thông thường, bao gồm điện thoại, máy tính bảng

Viết được câu chuyện và bức thư

Thời gian tập trung chú ý lâu hơn

Phát triển các quan điểm và ý kiến có thể khác với ý kiến của cha mẹ

Nâng cao nhận thức rằng không phải lúc nào cha mẹ cũng đúng

Có khả năng hiểu các ký hiệu hay ký tự tượng hình

Khả năng suy nghĩ logic đang được cải thiện, nhưng vỏ não trước vẫn chưa trưởng thành

Hình thành nề nếp thói quen làm việc và học tập

Bắt đầu có ước mơ rõ ràng

Có thể xuất hiện xung đột chính kiến với phụ huynh

Khả năng nhận biết xã hội và phát triển tình cảm Tương tác và phối hợp hành động với người khác

Có thể chơi với trẻ em thuộc các giới tính khác nhau

Trẻ thích học theo và bắt chước hành vi của người lớn

Cảm thấy ghen tị

Có thể có một vài bạn thân

Có thể biết thông cảm, nhìn nhận từ góc độ của người khác

Trải nghiệm nhiều áp lực hơn từ bạn bè

Có thể trở nên độc lập hơn với cha mẹ

Đòi hỏi về quyền riêng tư nhiều hơn

Có cảm xúc với hẹn hò và tình dục

Trẻ có xu hướng dành nhiều thời gian cho bạn bè, ít lưu tâm đến gia đình

Phát triển lòng trắc ẩn và đồng cảm với người khác

Khả năng ngôn ngữ Có thể đọc được sách

Hiểu lời nói và nói tốt

Lắng nghe những lý do cụ thể (như niềm vui hoặc áp lực học tập)

Hình thành ý kiến dựa trên những gì đã nghe được

Có thể ghi chú ngắn gọn

Dễ dàng đọc hiểu và làm theo hướng dẫn dạng chữ viết

Rút ra các suy luận logic dựa trên việc đọc

Có thể viết về một ý tưởng chính rõ ràng

Có thể lập kế hoạch và đưa ra phát biểu

Có thể sử dụng lời nói không có nghĩa đen

Có thể sử dụng giọng nói để truyền đạt ý định ( có thể là mỉa mai)

Có thể nói, đọc, nghe và viết thành thạo và dễ dàng

Thích trò chuyện về những chủ đề và quan điểm phức tạp

Có thể viết lập luận, logic hơn

Có thể hiểu tục ngữ, ngôn ngữ tượng hình và phép loại suy

Hoạt động / Thể chất Có thể nhảy dây hoặc đi xe đạp

Có thể vẽ hoặc sơn

Có thể đánh răng, chải tóc và hoàn thành các thao tác chải chuốt cơ bản

Có thể rèn luyện các kỹ năng thể chất để hoàn thiện hơn

Có thể xuất hiện vài dấu hiệu dậy thì sớm như mọc lông hoặc tăng trưởng kích thước ngực

 

Nâng cao trình độ kỹ năng trong các hoạt động thể dục, thể thao

Trẻ giới tính nữ có thể sẽ bắt đầu có chu kỳ kinh nguyệt

Các đặc điểm giới tính phụ như lông nách và thay đổi giọng nói xuất hiện

Chiều cao hoặc cân nặng có thể thay đổi nhanh chóng và sau đó chậm lại

Tiếp tục hoàn thiện về thể chất, đặc biệt là gia tăng khối lượng cơ nạc ở bé trai

Trên đây là tất cả những điều bạn cần biết về các giai đoạn phát triển của trẻ. Hy vọng qua bài viết này, bố mẹ đã nhận biết được đặc điểm của từng cột mốc phát triển thể chất mà bé yêu đang trải qua. Nuôi dạy con trẻ chưa bao giờ là điều dễ dàng. Nếu bố mẹ thấy con mình có dấu hiệu chậm lớn, thấp còi, có các hành vi chậm phát triển trí não, không phù hợp với lứa tuổi; hãy chủ động dẫn bé đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được đội ngũ bác sĩ hàng đầu thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Chúc bé yêu nhà bạn vượt qua các giai đoạn phát triển của trẻ thơ một cách khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Kết Nối

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Bài Viết Phổ Biến

    Danh Mục