Khớp cắn ngược ở trẻ em và vai trò khí cụ Facemask trong điều trị sai khớp cắn hạng III

-

30/09/2021

Khớp cắn ngược là một trong các triệu chứng sai lệch khớp cắn hạng III phổ biến khiến khuôn mặt mất cân đối (móm/mặt gãy/mặt lưỡi cày), ảnh hưởng đến chức năng nhai, thẩm mỹ khuôn mặt, có thể khiến trẻ tự ti, ảnh hưởng đến giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

A. Khớp cắn ngược là gì?

Khớp cắn ngược là một trong các triệu chứng sai lệch khớp cắn hạng III phổ biến khiến khuôn mặt mất cân đối (móm/mặt gãy/mặt lưỡi cày), ảnh hưởng đến chức năng nhai, thẩm mỹ khuôn mặt, có thể khiến trẻ tự ti, ảnh hưởng đến giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Sai khớp cắn hạng III

Là tình trạng sai khớp cắn mà ở tư thế cắn trung tâm, múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp về phía xa so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới, xương hàm trên lùi phía sau so với cấu trúc nền sọ, xương hàm dưới ở vị trị bình thường.

B. Nguyên nhân khớp cắn ngược ở trẻ

– Có thể do răng hoặc do xương hàm hoặc do cả hai

– Do răng: răng cửa dưới chìa ra phía ngoài, răng cửa trên phía trong. Các răng cửa dưới sẽ cản trở sự phát triển của răng và khối xương hàm trên dẫn đến kiểu hình mặt lõm/ mặt gãy. Nguyên nhân có thể do răng cửa trên mọc muộn hơn răng cửa dưới hoặc trẻ có thói quen trượt hàm sang bên theo hướng không thuận lợi

– Do xương hàm trên kém phát triển, xương hàm dưới bình thường hoặc quá phát. Dễ thấy ở cá trẻ bị khe hở vòm. Xương hàm trên thiếu hụt kích thước theo chiều ngang và chiều trước sau làm cho răng cửa hàm trên luôn ở phía trong so với răng cửa hàm dưới. Mức độ nặng có chỉ định phẫu thuật cắt đẩy xương hàm khi trẻ trên 18 tuổi, tăng trưởng đã dừng lại

C. Hàm Facemask

Facemask là loại hàm chức năng nhằm sửa chữa khớp cắn ngược phía trước do xương với nguyên nhân do thiểu sản xương hàm trên ở trẻ em đang trong giai đoạn phát triển và biểu hiện ở thời kỳ răng sữa hoặc răng hỗn hợp sớm. Kéo giãn xương hàm trên theo chiều trước sau, ngang, đứng có thể thực hiện được vì phức hợp sọ mặt có thể uốn nắn, chúng ta có thể đạt được sự thay đổi rõ rệt ở cả 3 mặt phẳng. Xương hàm trên đáp ứng với kích thích chỉnh hình và chức năng do có kích thích tiêu xương và bồi đắp xương dưới màng xương. Do đó mục tiêu điều trị là kích thích xương hàm trên phát triển.

Pospeschnigg (1875) là người đầu tiên phát triển ý tưởng kéo giãn xương hàm trên, đến cuối thập niên 60 Declaire làm mới lại việc sử dụng hàm facemask cho mục đích kéo xương hàm trên ra trước để chỉnh sửa sự xoay ra sau và thiểu sản xương hàm trên trong quá trình điều trị cho bệnh nhân khe hở môi –vòm. Cuối năm 1970, Petit đề xuất sử dụng khí cụ này cho bệnh nhân có khớp cắn loại III cần đưa hàm trên ra trước, ông điều chỉnh khí cụ để tạo lực lớn hơn và giảm thời gian điều trị. Facemask có thể kết hợp khí cụ nong khẩu cái (Hyrax) để điều trị can thiệp khớp cắn hạng III do xương thực sự với cắn chéo phía trước.

1. Cấu tạo Facemask

  • Phần đỡ trán: đặt phía trên lông mày 1-2 cm hoặc cách đều giữa lông mày –chân tóc
  • Phần đỡ cằm: đặt dưới rãnh cằm 7mm
  • Thanh đỡ chính: làm từ thép không gỉ và đặt chính giữa mặt trẻ
  • Thanh ngang: đặt ở vị trí dưới mặt phẳng cắn 2-3cm
  • Chun: Được móc ngang mức răng nanh và hướng xuống dưới ra trước 1-1,5cm so với mặt phẳng cắn, không làm tổn thương khóe miệng, tạo lực 800-1500g cho cả 2 bên kéo chun
  • Khí cụ nong khẩu cái Hydrax với mặt phẳng trượt bằng nhựa trên mặt nhai răng hàm sữa thứ nhất, thứ hai và răng hàm lớn thứ nhất hàm trên, có móc tương ứng răng nanh để kéo chun.

2. Thời điểm điều trị

  • Càng sớm càng tốt khi răng hàm lớn hàm trên, răng cửa giữa và răng cửa bên mọc lên hoàn toàn.
  • Trước khi đeo Facemask nên đặt khí cụ nong nhanh hàm trên và được kích hoạt 2 lần 1 ngày để mở đường khớp (trán – hàm trên, gò má – thái dương, gò má – hàm trên, bướm – khẩu cái, gian khẩu cái, sàng – hàm trên, mắt – hàm trên) tạo điều kiện cho facemask kéo khối hàm trên tịnh tiến ra trước.

3. Chỉ định đeo hàm facemask

  • Trẻ có xương hàm trên kém phát triển theo chiều trước sau
  • Trẻ bị sai khớp cắn hạng III do thiểu sản xương hàm trên
  • Kém phát triển hàm trên ở các trẻ bị khe hở môi – vòm miệng.

4. Hiệu quả của Facemask

  • Kéo xương hàm trên ra trước khoảng 1- 3mm
  • Di răng hàm trên ra trước
  • Xương hàm dưới xoay xuống dưới và ra sau làm tăng chiều cao tầng mặt dưới, xương hàm trên xuống dưới và ra trước
  • Tăng thể tích xương gò má

5. Ưu điểm

  • Hiệu quả trong điều trị khớp cắn loại III xương (từ nhẹ đến vừa) làm mất khớp cắn ngược giai đoạn sớm, giảm nguy cơ phẫu thuật chỉnh hình xương cho trẻ về sau
  • Máng trượt giúp kiểm soát sự trồi răng hàm lớn
  • Tránh nguy cơ tiêu xương tụt lợi tại vùng răng cửa hàm dưới
  • Điều chỉnh tương quan xương, tăng chiều dài tầng mặt dưới, cải thiện thẩm mỹ mặt: mất kiểu mặt móm, môi dưới nhô quá mức…

6. Nhược điểm

  • Cần hợp tác 100% từ trẻ
  • Kích ứng da, niêm mạc do chun hay phần tựa trán hoặc cằm
  • Mỗi lần thay chun mới có thể có cảm giác đau vùng hậu hàm
  • Cần trẻ vệ sinh răng miệng tốt.

D. Thời gian đeo hàm

Facemask được sử dụng liên tục cho tới khi đạt độ cắn chìa 3 – 5mm (bù trừ 1 phần tái phát sau tháo hàm). Trẻ cần đeo hàm cả ngày trừ lúc ăn và chơi thể thao. Khuyến khích trẻ đeo Facemask lúc ngủ vì ban đêm, hormon tăng trưởng được giải phóng “trẻ em lớn lên trong giấc ngủ”.

Xương hàm trên có thể di trước 2 – 4mm khi kéo Facemask trong 8 – 12 tháng nhưng hầu hết những thay đổi về chỉnh hình có thể nhìn thấy được trong vòng 3 – 6 tháng kéo liên tục.

E. Một số lưu ý

BS Nguyễn Thị Hạnh

Khoa Răng – Hàm – Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương

Kết Nối

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Bài Viết Phổ Biến

    Danh Mục